Tại sao tắt công tắc rồi đèn vẫn sáng và nhấp nháy ?

8/6/2021  
Bóng đèn là thiết bị đèn chiếu sáng hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Nhất là đèn Led, nó được lắp tại các công trình dân dụng cùng các công trình công nghiệp. Đèn led mang lại ánh sáng tự nhiên, không gây hại mắt cho mọi người sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bóng đèn Led luôn xảy ra các hiện tượng nhấp nháy và sáng. Vậy tại sao tắt công tắc rồi đèn vẫn sáng và nhấp nháy? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao.Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau :

Nguyên nhân tắt công tắc nhưng đèn vẫn sáng

Đấu sai dây

Đây là khả năng cao nhất mà bạn sẽ gặp phải trong trường hợp này. Trong quá trình đấu dây vào công tắc, người thợ điện đã đấu nhầm dây. Bình thường sẽ đấu dây nóng vào trong công tắc thì họ đấu nhầm thành dây mát. Nếu bạn sử dụng bóng đèn sợi đốt, chúng sẽ không phát sáng.

Tuy nhiện đèn led là loại đèn chỉ sử dụng nguồn điện áp thấp. Nên xảy ra hiện tượng đèn phát ánh sáng mờ khi đã tắt công tắc. Khi gặp trường hợp này bạn chỉ cần nhờ thợ điện đấu nối lại mạch điện cho chuẩn là được.

Một số các thiết bị chuyển mạch vẫn chạy một lượng điện nhỏ thông qua các bóng đèn ngay cả khi tắt. Thường là để cấp nguồn cho các thiết bị nhỏ như công tắc như bộ hẹn giờ, cảm biến chuyển động....

Bạn nên xem xét lại nguyên nhân có thể do thiết bị chuyển mạch vẫn còn tính năng đó. Các bóng đèn sợi đốt ngày trước sẽ không sáng nếu chỉ có một lượng điện nhỏ chạy qua chúng. Do đó bạn sẽ không nhận thấy dòng điện này.

Nhưng đèn led hiệu quả hơn và chỉ sử dụng nguồn điện áp thấp. Nên nó có khả năng tắt công tắc rồi đèn vẫn sáng và nhấp nháy.

Có những loại đèn chỉ sử dụng một bột phosphor gần như ở đèn huỳnh quang.Bạn phải cần chờ cho nó mờ dần.

Một tụ điện cũng có thể cung cấp cho đèn led đủ lượng điện để phát sáng trong thời gian ngắn. Bạn có thể hạn chế hiệu ứng này bằng cách sử dụng nguồn cung cấp điện với tụ lọc nhỏ hơn.

Ở các dòng đèn led âm trần, do việc đấu nối đơn giản nên thường ít xảy ra các vấn đề này.

 

Nguyên nhân đèn led chớp nháy liên tục

Trong quá trình sử dụng đèn bên cạnh việc xảy ra các sự cố như: hỏng dây truyền điện, đèn đang chạy bị mất ánh sáng hoặc bật lên không sáng…còn thường xuyên xảy ra hiện tượng đèn bị nhấp nháy lâu sáng hoặc lâu không sáng. Thường là do sử dụng lâu ngày, chip LED của đèn gặp sự cố. Dẫn đến hiện tượng đèn chớp liên tục.

Bóng đèn Led thường bị nhấp nháy liên tục , bóng đèn bị chập chờn lúc sáng lúc tối. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp xúc giữa chân bóng với máng đèn kém. Làm cho các dây điện bên trong đèn bị đứt…Hay chỉ đơn giản là bóng đèn Led bị hỏng. Hoặc xảy ra một số sự cố nào đó đối với đèn chiếu sáng Led.

Trong các trường hợp bóng đèn bị nhấp nháy nhiều và nhấp nháy liên tục mãi không sáng được. Hoặc nhấp nháy không sáng thì nguyên nhân do chủ yếu là do nguồn điện cung cấp cho bóng đèn không đủ để thắp sáng.

Nhiều trường hợp đèn nhấp nháy nhưng vẫn đỏ ở cả 2 đầu là do bóng đèn Led nhà bạn đã quá cũ. Điều này sẽ khiến cho đèn bị nhấp nháy liên tục và không thể sáng được.

Ngoài ra nguyên nhân nữa dẫn tắt công tắc rồi đèn vẫn sáng và nhấp nháy là do dùng lắp sai mạch điện. Khi cho dây điện đi trực tiếp vào bóng mà không thông qua công tắc điện. Dẫn tới hiện tượng nhấp nháy bóng đèn Led bị nhấp nháy liên tục.

Xem thêm : đèn led gắn tường

 

Cách khắc phục hiện tượng bóng đèn tắt rồi vẫn nhấp nháy 

Có rất nhiều cách để khắc phục hiện tượng tắt công tắc rồi đèn vẫn sáng và nhấp nháy. Một trong những cách để khắc phục hiện tượng này hiệu quả là loại bỏ dần các nguyên nhân gây bệnh. Để tìm ra cách khắc phục nhanh cần theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra lại bóng đèn đã lắp đặt

Khi kiểm tra mà bóng đèn không bị hỏng mà vẫn có hiện tượng chập chờn bóng điện vẫn không sáng. Thì bạn cần tiếp tục thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo.

Bước 2: Kiểm tra tắc te đèn

Đối với các loại bóng đèn Led lắp đặt tắc te bên ngoài thì chúng ta nên kiểm tra tắc te đèn. Có thể thấy ngay tắc te ngược kim đồng hồ để lấy ra xem. Và kiểm tra tắc te có bị đen không hay có bị hỏng không. Lúc này nên kiểm tra lại xem tắc te của đèn có còn sáng nữa không.

Nếu tắc te đó không còn sáng nữa hoặc đã bị đen thì bạn nên tháo tắc te đó ra. Sau đó  thay bằng một tắc te mới. Đối với những loại tắc te được lắp cố định bên trong bảo vệ vào máng. Thì người dùng nên vặn ngược kim đồng hồ để lấy nắp này ra.

 

 

Bước 3: Kiểm tra chấn lưu

Việc kiểm tra lại chấn lưu cũng rất cần thiết giúp cho bạn kiểm tra được xem dây điện kết nối. Có gặp vấn đề gì không để có thể thay thế và khắc phục kịp thời. Bạn nên tháo máng đèn xuống để tháo rời chấn lưu ra kiểm tra một cách hiệu quả nhất.

Sau đó hãy lắp thử chấn lưu vào đèn để thử lại. Nếu bóng vẫn có hiện tượng chập chờn, nháy mãi thì chứng tỏ chấn lưu đã bị hỏng. Bạn nên tiến hành thay thế chấn lưu mới để giúp cho đèn khắc phục được hiện tượng nhấp nháy và sáng bóng đèn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về câu hỏi tại sao tắt công tắc rồi đèn vẫn sáng và nhấp nháy? mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm các nguyên nhân và cách khắc phục đèn khi gặp sự cố.

Click để xem thêm chiết khấu, quà tặng và khuyến mãi của đèn led downlight.